BCP22 – CHỦNG VI SINH HIẾU KHÍ VÀ KỴ KHÍ TÙY TIỆN DÙNG CHO VIỆC XỬ LÝ CÁC CHẤT BÉO, DẦU VÀ MỠ (FOG)

GIỚI THIỆU

Ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở chế biến thuỷ sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia,…).

Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.

BCP22 chủng vi sinh hiếu khí và kỵ khí tùy tiện dùng cho việc xử lý các chất béo, dầu và mỡ trong chế biến thực phẩm, đặc biệt có thể làm phân rã và hóa lỏng các lớp dầu mỡ dày đặc rất thuận tiện cho việc vệ sinh …

CHỨC NĂNG

  • Sự tăng cường vi sinh của BCP 22 có thể:·     
  • Cải thiện hiệu suất xử lý của trạm xử lý;·     
  • Giảm bọt;·     
  • Lượng bùn phát sinh thấp;·     
  • Giảm sự hình thành mỡ;·     
  • Kiểm soát sự phát triển vi khuẩn dạng sợi.·     
  • Sự xuất hiện của phức hợp enzymes amylases và lipases cung cấp khả năng phân hủy các chất trùng hợp ngoại bào (chất gây tạo bọt) và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn dạng sợi.

ỨNG DỤNG ĐIỂN HÌNH CỦA BCP22

  • Khởi động hệ thống sinh học hiếu khí xử lý nước thải  từ quá trình chế biến sữa và thực phẩm, là phomat.·     
  • Khử các lớp dầu mỡ lắng đọng và ngăn ngừa sự hình thành cặn bã trong bể chứa, ống cống, đường ống thoát nước và bể sục khí;·    
  •  Tăng khả năng phân hủy sinh học của các loại nước thải có chứa hàm lượng cao chất béo, dầu và mỡ (FOG);·     
  • Giảm các mùi khó chịu liên quan đến các trạm xử lý nước thải  chứa các chất béo.

ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM·     

  • Mô tả: Màu vàng nâu, dạng hạt bột·     
  • Đóng gói: 250gram/túi tự hủy, 10kg/thùng.·    
  • Độ ổn định: tối đa, mất 1 log/năm·     
  • pH: 6.0 – 8.5·     
  • Nồng độ: 5.0 – 0.61 gram/cm[size=14]3[/size]·   
  •  Độ ẩm: 15%·   
  • Thành phẩn dinh dưỡng: các chất dinh dưỡng vi sinh , chất kích thích·   
  •  Số lượng vi sinh: 5 tỷ/gram sản phẩm·     
  • Lưu trữ và xử lý: KHÔNG để đóng băng.
  • Lưu trữ ở nơi khô thoáng. Tránh tiếp xúc với da quá mức. Xem MSDS

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 hang.tu@namhungphu.com

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THUỶ, HẢI SẢN

Giới thiệu

Việt nam là một quốc gia được thiên nhiên ban tặng cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghành thuỷ hải sản. Với bờ biển dài hơn 3200 km và có nhiều đảo, vùng vịnh, ao hồ sông ngòi nội địa là điều kiện tốt cho đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Chính vì thế ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam. 

Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì nó cũng để lại những hậu quả thật khó lường đối với môi trường sống của chúng ta. Hậu quả là các con sông, kênh rạch nước bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối một phần là do việc sản xuất và chế biến thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi tanh vào môi trường mà không qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào. Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người và hệ sinh thái gần các khu vực có lượng nước tải này thải ra. Đó là lý do cần thiết xây dựng hệ thống xử lý nước thải thủy sản đạt tiêu chuẩn.

Quy trình chế biến thủy hải sản

quy trình chế biến thủy hải sản

Quy trình chế biến thủy hải sản

Nguồn gốc phát sinh nước thải thủy hải sản

Nước thải trong công ty phần lớn là nước thải trong quá trình sản xuất bao gồm nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm, nước sử dụng cho vệ sinh và nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, nước vệ sinh cho công nhân.

Lượng nước thải và nguồn gây ô nhiễm chính là do nước thải trong sản xuất.

Nước thải chế biến thủy hải sản từ công đoạn rửa, sơ chế nguyên liệu

Thành phần, tính chất nước thải chế biến thủy sản

Thủy sản phong phú về chủng loại nên nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng, từ các loài thủy sản tự nhiên cho đến các loại thủy sản nuôi. Công nghệ chế biến cũng tùy thuộc vào từng mặt hàng nguyên liệu (tôm, cá, cua, ghẹ, sò, mực,…) và đặc tính của từng loại sản phẩm (thủy sản tươi sống đông lạnh, thủy sản khô, đóng hộp, luộc cáp đông,…) do vậy thành phần và tính chất nước thải công nghiệp chế biến thủy sản hết sức đa dạng và phức tạp, chúng thay đổi theo từng mùa thủy sản.

Thành phần của nước thải thủy sản thường là dạng hữu cơ dễ phân hủy như vảy cá, vi cá, đuôi cá, râu tôm, râu mực,…và một số dạng keo hòa tan. Các thành phần hữu cơ khi phân hủy sẽ tạo ra các chất trung gian (các axit béo không bão hòa) gây mùi hôi thối khó chịu. Đối với các công ty thủy sản có sản xuất thêm sản phẩm khô, sản phẩm đóng hộp thì trong dây chuyền sản xuất sẽ có thêm các công đoạn nướng, luộc, chiên thì trong thành phần nước thải chất béo, dầu sẽ gia tăng.

Tác động của nước thải thủy sản đến môi trường

Nước thải chế biến thuỷ sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.

Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ sản  sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau:

  • Các chất hữu cơ
  • Tác động của chất rắn lơ lửng
  • Tác động của các chất dinh dưỡng (N, P)
  • Vi sinh vật
  • Mùi

Đề xuất phương án cho hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Hệ thống xử lý nước thải thủy sản

Quy trình công nghệ trong Hệ thống xử lý nước thải thủy sản – hải sản

CÁC SẢN PHẨM CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THUỶ, HẢI SẢN

  • BCP22: Vi sinh hiếu khí xử lý nước thải chứa dầu mỡ

  • Polymer NHP3940/3962: cho giai đoạn hoá lý và ép bùn
Polymer NHP 3940/3962
Keo tụ
Ép bùn
  • AirSolution 9312/9314: Khử mùi cho khu vực xung quanh nhà xưởng và khu chứa phế phẩm.
AirSolution 9314
Khử mùi khu chứa phế phẩm, khu vực quanh trạm xử lý nước thải

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949906079 – hang.tu@namhungphu.com

Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy chế biến mủ cao su tự nhiên

Cùng với sự phát triển kinh tế _ xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu đó ngày càng tăng. Kéo theo đó là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, và là vấn nạn lớn cần được quan tâm giải quyết cấp bách tình trạng ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe con người.

Ngành công nghiệp sản xuất cao su là một trong những ngành điển hình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó Cao Nguyên Xanh ra đời để giúp các doanh nghiệp có những phương pháp bảo vệ môi trường tối ưu và hiệu quả nhất. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí, và giúp các chủ doanh nghiệp lựa chọn phương án xử lý và xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp cho doanh nghiệp mình. Hotline: 0949.906.079

Đặc trưng nước thải sản xuất cao su thiên nhiên

Hiện nay nước ta có khoảng 500 doanh nghiệp chế biến mủ cao su trên tổng số hơn 1000 doanh nghiệp sản xuất các vật liệu từ cao su trong cả nước nhưng hiện chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, số doanh nghiệp còn lại chưa có hệ thống xử lý hoặc hệ thống xử lý nước thải sản xuất không đạt chuẩn cho phép (Theo Báo cáo môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên & Môi trường; số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê).

Căn cứ các công đoạn sản xuất của công ty sản xuất, trong nước thải có chứa mủ cao su, NH3 cao, BOD, COD, SS cao; pH thấp (công đoạn sản xuất có châm thêm acid vào để mủ đông lại).

Nước thải cao su có pH thấp do phải dủng acid cho công đoạn đông tụ, lượng N-NH3 cao do dùng trong quá trình kháng đông, acid foomic dùng trong quá trình đánh đông, còn lượng protein hòa tan. Đặc trưng của nước thải cao su là trong nước thải chưá nhiều hạt cao su nhỏ, không đóng thành mảng lớn được, tồn tại ở dạng huyền phù.

Như vậy, nước thải mủ cao su có BOD, COD, N cao, là loại nước thải khó xử lý, công nghệ xử lý nước thải cao su phải vừa kết hợp giữa xử lý hóa học và sinh học để đạt được QCVN 01:2015/BTNMT, cột B.

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất cao su thiên nhiên

so-do-cong-nghe-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-cao-su

Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải sản xuất cao su thiên nhiên

Thuyết minh quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất cao su thiên nhiên

– Song chắn rác: Từ các công đoạn sản xuất, nước thải chế biến cao su được thu gom vào hệ thống xử lý thu gom và dẫn về trạm xử lý. Đầu tiên nước thải đưa qua song chắn rác để loại bỏ sơ bộ rác và các tạp chất có kích thước lớn.

– Bể tách mủ: Tiếp đến nước thải sẽ được đẩy vào bể gạt mủ nhằm loai bỏ những hạt mủ có kích thước nhỏ. Nước thải sẽ bị xử lý nhờ quá trình trọng lực, các loại mủ sẽ nổi lên và được vớt thủ công ra ngoài.

– Bể phản ứng: Trong nước thải cao su pH thường thấp khoảng từ 4,2 – 5,2 do sử dụng axit trong quá trình làm đông mủ và pH được nâng lên bằng hóa chất NaOH, giá trị pH của nước thải được kiểm soát bằng thiết bị pH controller và sau đó nước thải được dẫn sang bể keo tụ tạo bông.

– Bể keo tụ: Nước thải được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ, phèn PAC sẽ được bơm định lượng vào nhằm tạo phản ứng, xảy ra quá trình keo tụ, liên kết các hạt chất bẩn thành dạng huyền phù.

– Bể tạo bông: Tiếp theo nước thải được vào bể tạo bông, hóa chất polymer được dẫn bơm định lượng châm vào.

– Bể lắng 1: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải nhờ trọng lực, các  bông bùn sau quá trình keo tụ tạo bông sẽ kết dính lại tạo thành những bông bùn lớn, có khả năng lắng trọng lực.

– Bể điều hòa: Bể điều hòa có tác dụng điều hòa dung lượng nước đầu vào. Chức năng chính của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng và nồng độ. Trong quy trình này, nước thải từ bể lắng ra với lưu lượng thấp, và nước thải sinh hoạt từ đầu vào chưa ổn định, trong khi đó hoạt động của vi sinh vật trong các gia đoạn của quá trình xử lý sinh học tiếp yêu cầu phải có lưu lượng nước thải ổn định. Vì thế cần thiết phải có bể điều hòa để điều hòa ổn định lưu lượng nước thải đầu vào cho bể vi sinh.

– Bể kỵ khí UASB: Tiếp theo nước thải được đưa vào bể xử lý kỵ khí(bể UASB) để làm giảm thể tích cặn nhờ quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành đơn giản, quá trình lên men axit, lên men bazo và quá trình metan hóa. Làm giàm sốc tải cho các công trình sinh học phía sau.

– Bể thiếu khí: Làm giảm BOD, COD trong nước thải, nhờ hoạt động của chủng vi sinh thiếu khí, quá trình phản nitrit, nitrat trong nước thải diễn ra, chuyển hóa các dạng nitrit (NO2-) và nitrat (NO3-) trong nước thải thành dạng nito phân tử (N2) thoát ra môi trường, làm giảm lượng Nito (N) trong nước thải.

– Bể hiếu khí: Tại bể này quá trình hiếu khí diễn ra mạnh mẽ nhờ vào việc sục khí liên tục để làm giảm hàm lượng COD tới mức cho phép , đồng thời giúp giảm mùi của nước thải đầu ra.

– Bể lắng 2: Có nhiệm vụ lắng và tách các bông bùn ra khỏi nước thải. Bùn này là bùn sinh học, được tuần hoàn về bể hiếu khí và thiếu khí, phần bùn dư thừa được đưa về bể chứa bùn, sau đó được tách nước tuần hoàn về bể điều hòa, phần bùn dư được thu đi xử lý.

– Bể khử trùng: Nhờ hóa chất khử trùng được châm vào nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như E.coli, coliform có trong nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo quy định.

Sau quá trình xử lý sẽ đưa ra nguồn tiếp nhận. Nước thải đạt loại B, QCVN 01:2015/BTNMT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên.

VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TỰ NHIÊN

BCP11 – Vi sinh hiếu khí chứa các chủng vi sinh xử lý nước thải cao su, dệt nhuộm, hoá chât,..

BCP655 – Vi sinh thiếu khí xử lý nito trong nước thải

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về vận hành hệ thống xử lý nước thải của mình hoặc đang có thắc mắc cần giải quyết, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Công ty Nam Hưng Phú theo địa chỉ liên hệ dưới đây:

CÔNG TY TNHH KĨ THUẬT THƯƠNG MẠI NAM HƯNG PHÚ

Add: 343/68H Tô Hiến Thành, P12, Q10, Tp.HCM

Hotline : 0949906079

Email: hang.tu@namhungphu.com