Một số hình ảnh phun khử mùi tại bãi rác

Một số hình ảnh phun khử mùi tại bãi rác: chế phẩm khử mùi bề mặt Biostreme9442F

Công đoạn chuẩn bị dụng cụ va pha chế phẩm khử mùi Biostreme9442F

Chế phẩm khử mùi Biostreme9442F
Sản phẩm có chưa chất tạo bọt nên khi pha loãng sẽ tạo bọt trắng, đồng thời khi phun với áp lực lớn sẽ tạo ra lớp bọt trắng phủ trên bề mặt rác thải, chất thải…

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949 907 079 – hang.tu@namhungphu.com

Danh sách các sản phẩm vi sinh Bionetix – Canada

Công ty TNHH Kỹ Thuật Thương Mại Nam Hưng Phú là Đại lý phân phối chính thức các sản phẩm vi sinh ứng dụng trong xử lý môi trường của hãng BIONETIX từ CANADA bao gồm:

BCP655 Vi sinh có khả năng tiêu thụ các hợp chất Nitơ vô cơ trong nước thải như Ammonia, nitrate, nitrite trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp

Thùng vi sinh BCP655 – 10Kg
Gói men vi sinh 250gr/túi tự huỷ

BCP12 Vi sinh kỵ khí xử lý nước thải có chứa nhiều dầu mỡ,…

Thùng men vi sinh BCP12 – 10Kg

BCP 10 Vi sinh xử lý nước thải chứachất hoạt động bề mặt. Nó phân rã các hoá chất hữu cơ phức tạp như phenols, các hợp chất benzen, chất hoạt động bề mặt và Alcohols.

Thùng vi sinh BCP10 – 10Kg

BCP11 Vi sinh xử lý nước thải ngành công nghiệp hoá chất, cao su, dệt nhuộm,… Nó giúp cải thiện chất lượng nước và làm giảm mùi hôi và bọt.

Thùng vi sinh BCP11 – 10Kg

BCP22 Vi sinh xử lý nước thải chứa nhiều chất béo dầu và mỡ, chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản,…Nó có khả năng làm phân rã và hoá lỏng các lớp dầu mỡ dày đặc.

BCP25 Vi sinh xử lý nước thải chứa nhiều chất béo, chế biến sữa, bột sữa, phô mai,…

BCP50 Vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt, khu công nghiệp tập trung, bệnh viên, tinh bột mì,…

BCP56 Vi sinh xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm, rau củ, trái cây, bia rượu,…

BCP57 Vi sinh xử lý nước thải ngành sản xuất giấy và bột giấy,…

BCP80 Vi sinh xử lý nước thải ngành chăn nuôi, có khả năng xử lý được phân gia súc,…

ECO-SEPT Vi sinh xử lý bể tự hoại

BIOBLOC22/ BIOBLOC35 Bảo trì trạm bơm nước thải/ xử lý dầu nhớt

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 hang.tu@namhungphu.com

Vai trò của Polymer cho máy ép bùn

Một trong các khâu quan trọng nhất trong quá trình xử lý bùn thải là quá trình tách nước ra khỏi khối bùn lỏng. Để thực hiện được điều đó, cần phải đông tụ được các vật chất dạng keo lơ lửng, kết bông các chất rắn lơ lửng, và làm kết tủa các vật chất hòa tan nhằm tách chúng ra khỏi nước.

Trong quá trình tách nước, các chất đông tụ, kết bông, và kết tủa được sử dụng nhằm làm cho quá trình tách nước diễn ra thuận lợi. Trong nhiều tình huống, quá trình tách nước sẽ không thể thực hiện nếu thiếu chúng.

Các chất đông tụ vô cơ thường là các chất điện phân có gốc Sắt, Nhôm, Canxi hoặc Magie. Hóa chất kết tủa có rất nhiều loại thường mang gốc Natri, Kali, Canxi hoặc Magie.

Từ những năm 1960, các hợp chất polymer được đưa vào sử dụng trong xử lý nước thải và chúng nhanh chóng trở thành công cụ quan trọng thiết yếu. Các polymer liên kết tuyến tính hoặc liên kết phân nhánh được sử dụng phổ biến hơn cả.

Cơ chế hoạt động của Polymer trong xử lý bùn

Ứng dụng polymer để khử nước cho bùn: bùn có hàm lượng thấp được trộn với polymer và các hóa chất vô cơ khác nhau để hỗ trợ loại bỏ nước. Các polymer cation có trọng lượng phân tử trung bình thường được sử dụng trong tình huống này. Mức độ tích điện của polymer sẽ phụ thuộc vào loại bùn thải và biến thiên rất lớn, từ mức tích điện trung bình đối với bùn từ nhà máy giấy cho đến mức tích điện rất cao đối với bùn thải đô thị.

Cơ chế Polymer cho máy ép bùn dựa trên thực tế là các loại bùn thường mang điện tích âm. Khi các cation của polymer bị hút về phía khối bùn, chúng co dần lại thành lớp phủ bao quanh bùn trong khi cho phép nước thoát ra. Các phân tử polymer trọng lượng trung bình dường như có khả năng ép khối bùn lại, giúp quá trình tách nước dễ dàng diễn ra trên màng lọc, trong trục vít…

Một số loại bùn sinh học như bùn hoạt tính hoặc bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải kỵ khí rất khó xử lý. Trong trường hợp này, các hợp chất vô cơ như clorua sắt hoặc vôi được sử dụng hỗ trợ quá trình khử nước.

Lựa chọn Polymer cho máy ép bùn

Có nhiều loại polymer, từ bột khô đến dạng dung dịch, nhũ tương, với thành phần điện tích và mức độ tích điện khác nhau, cũng như khối lượng phân tử rất khác biệt. Mỗi loại Polymer có một vai trò khác nhau trong các chu trình xử lý nước thải, bùn thải, và mỗi loại bùn thải lại có một loại polymer tương ứng.

Có ba loại chính Polymer Cation, Polymer Anion, Polymer Nonionic công dụng cụ thể:

POLYMER CATION

Phù hợp với nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao.

Nước thải có hàm lượng chất lơ lững cao. Polymer cation rất phù hợp trong môi trường axit hoặc kiềm cho hiệu suất kết tủa rất cao.

Ví dụ cụ thể là: Nước thải công nghiệp trong sản xuất bia rượu, nhà máy sữa, nhà máy thủy sản, nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung, nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt, tinh bột khoai mì, nước thải từ nhà máy đường, nước thải của các lò giết mổ, nước thải nhà máy nước giải khát, nước thải của nhà máy in nhuộm vải.

Polymer NHP 3962/3940

POLYMER ANION

Sản phẩm polymer anion được ứng dụng phù hợp và hiệu quả cao với nước thải có hàm lượng chất vô cơ cao.

Xử lý nước thải có giá trị pH trung tính hoặc kiềm phát sinh từ các ngành sản xuất sắt, thép, xi mạ, luyện kim. Sử dụng polymer anion trong công đoạn xử lý hóa lý của quy trình xử lý nước thải (tuyển nổi và keo tụ – tạo bông), tác dụng của polymer anion là gắn kết chất thải tạo thành khối có trọng lượng lớn và lắng xuống (đối với quá trình keo tụ – tạo bông), đối với quá trình tuyển nổi thì người ta sử dụng polymer Anion để gắn kết các chất thải lại cùng với tác dụng của dòng khí cấp vào các khối chất thải đã được kết dính sẽ nổi lên trên, giúp quá trình xử lý nước thải đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó Polymer anion còn xử lý nước cấp từ sông, trầm tích và khoáng chất và nước thải có độ đục cao, lọc nước sau khi mưa.

Polymer NHP 1250

POLYMER NONIONIC

Sản phẩm polymer không ion sẽ thích hợp hơn đối với loại nước thải có tính axit mạnh vì polymer không ion polymer Nonionic hấp thụ tốt hơn các hạt lơ lửng trong nước thải và kết quả là hiệu quả xử lý rất cao. Bên cạnh đó NPAM còn là chất phụ gia cho ngành công nghiệp dệt may hay là chất giữ ẩm cho môi trường đất rất tốt.

ĐẶC TÍNH VÀ ỨNG DỤNG CỦA POLYMER CHO MÁY ÉP BÙN

Thông qua các cơ chế hoạt động của Polymer đã trình bày, người sử dụng cần có sự lựa chọn chủng loại Polymer thích hợp. Lựa chọn sai chủng loại polymer không chỉ làm giảm hiệu xuất xử lý nước thải, hiệu suất tách nước khỏi bùn, trong nhiều trường hợp còn dẫn đến quá trình xử lý không thực hiện được. Cá biệt, trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra tắc nghẽn hệ thống.

Nguyên tắc quá trình keo tụ: Polymer được sử dụng với nồng độ thấp (0,1-0,5%) nhằm phá vỡ độ bền vững của các hạt keo trong nước và làm chúng kết cụm lại với nhau bởi polymer. Các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ, sau đó thành cụm to hơn và lắng được, gọi là quá trình kết bông.

Do polymer có tính chất ăn mòn, các loại vật liệu được dùng để cất trữ các sản phẩm này thường là: thép không gỉ, sợi thuỷ tinh, nhựa, epoxy.

Ứng dụng của polymer cho máy ép bùn:

Cải thiện cô đặc, trợ lắng, hút nước và tăng chất lượng cô đặc. Tuỳ vào lĩnh vực nước cần xử lý mà chúng ta sử dụng polymer anion và polymer cation cũng khác nhau:

  • Nước mặt: Polymer tốt nhất là loại anion hay có rất ít cation, vì trong nước tồn tại nhiều ion dương như ion Fe, Mn,.v…v
  • Nước thải công nghiệp: để xử lý người ta thường dùng polymer anion kết hợp với chất keo tụ vô cơ.
  • Nước thải đô thị: Sử dụng polymer keo tụ vô cơ kết hợp với chất kết bông anion.
  • Ngoài ra, polymer còn ứng dụng làm chất phụ gia và kết dính trong thức ăn thủy sản.
  • Làm khô bùn sau xử lý: Bùn có đặc tính vô cơ cần chất kết bông anion, chất kết bông cation phù hợp xử lý bùn hữu cơ.
Nhà máy SX Giấy sử dụng Polymer NHP3940 trong ép bùn

Lượng polymer cho máy ép bùn cần dùng khi xử lý nước rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều polymer thì nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng dư polymer trong nước sẽ làm tăng COD. Do đó, khi áp dụng polymer nhất thiết phải thực hiện các thử nghiệm thực tế để lựa chọn liều lượng thích hợp.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 – hang.tu@namhungphu.com

Xử lý nước thải nhà máy sản xuất cao su – BCP11

Hiện nay, ngành cao su nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận lớn. Sự phát triển này đồng nghĩa với việc lượng chất thải ra môi trường ngày càng tăng. Cho nên để giữ môi trường luôn trong lành, không ảnh hưởng đến cuộc sống xung quanh thì vấn đề xử lý nước thải trong ngành cao su rất quan trọng.

Công nghệ chế biến mủ cao su và đặc điểm của nước thải cao su phát sinh? 

Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng phổ biến ba công nghệ chế biến mủ cao su như sau:

  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ ly tâm;
  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ cốm;
  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ tạp.

Quá trình chế biến mủ cao su sử dụng rất nhiều nước và nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất thường chứa nồng độ các chất ô nhiễm rất cao như: protein, acid acetic, đường,….

Để xử lý nước thải cao su cần hiểu rõ thành phần và tính chất của nước thải 

Nước thải phát sinh từ hai nguồn chính là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

Nước thải sinh hoạt từ hoạt động thường ngày của công nhân viên như: rửa tay, vệ sinh cá nhân, tắm giặt,….

Nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình chế biến cao su như: công đoạn sấy trộn, công đoạn làm đông, gia công cơ học và nước thải phát sinh từ quá trình rửa thiết bị, máy móc hoặc vệ sinh nhà xưởng.

Nước thải cao su phát sinh từ phương pháp chế biến khác nhau thì có đặc điểm khác nhau như:

  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ ly tâm thì nước thải cao su thường độ pH, BOD, COD rất cao;
  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ cốm thì nước thải cao su thường pH rất thấp, nhưng BOD, COD, SS lại rất cao;
  • Chế biến cao su bằng phương pháp mủ tạp thì nước thải cao su thường có độ pH ở ngưỡng 5-6, nhưng chỉ tiêu BOD, COD thấp hơn so với nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ cốm (mủ nước).

Bảng 1. Bảng thành phần chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su:

(Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải PGS. TS Nguyễn Văn Phước, 2010)

Xử lý nước thải cao su hiệu quả cần hiểu rõ độ pH có trong nước thải giao động trong khoảng 4,2 – 5,2 vì xài acid để làm đông tụ cao su; có lúc pH lại rất cao khoảng 9 – 11 nếu nước thải cao su phát sinh từ phương pháp mủ ly tâm.

Cao su tồn tại trong nước dưới dạng huyền phù và nồng độ cực cao. Ngoài ra, nước thải cao su phát sinh trong quá trình sản xuất từ khu vực bồn rửa, lúc rửa các chén mỡ, nước tách mủ ly tâm và trong giai đoạn đánh đông.

Nước thải cao su còn chứa lượng lớn protein hòa tan, axit fomic và N-NH3 và hàm lượng COD trong nước thải cũng rất cao (15.000mg/l).

Đặc trưng của nước thải cao su là phát sinh mùi hôi. Mùi hôi phát sinh do quá trình phân hủy protein trong môi trường axit, làm phát sinh thêm nhiều loại khí khác nhau như CH4, H2S,… Nên việc xử lý nươc thải cao su là rất đươc quan tâm, chú trọng.

Tác hại nước thải trong ngành cao su

Thời gian lưu nước thải cao su từ 2-3 ngày sẽ xảy ra quá trình phân hủy protein trong môi trường axit làm phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân xung quanh cũng như chính bản thân công nhân làm việc tại nhà máy, và ảnh hưởng tới chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất nếu nước thải cao su không được xử lý mà xả ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải cao su chưa qua xử lý thường có chứa nồng độ ô nhiễm rất cao sẽ làm chết hoặc làm chậm quá trình phát triển của động vật dưới nước, ảnh hưởng tới hệ thực vật trong nước.

Nồng độ Nitơ và photpho trong nước thải cao su trước xử lý thường rất cao: nitơ: 1000, photpho:400mg/lit dễ dẫn tới hiện tượng phú dưỡng hóa, ảnh hưởng tới sự sống của rong, rêu, tảo có trong nước nếu kéo dài sẽ dẫn tới mất cân bằng sinh học.

Phương pháp xử lý nước thải trong ngành cao su:

Mục đích xử lý nước thải chính là hạn chế những chất ô nhiễm trong nước thải đến mức độ có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn quy định. Các phương pháp xử lý thường áp dụng đó là:

  • Phương pháp xử lý cơ học
  • Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
  • Phương pháp xử lý sinh học

1.    Phương pháp xử lý cơ học

Xử lý nước thải trong ngành cao su bằng phương pháp xử lý cơ học này dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng ra khỏi nước thải; như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực ly tâm và lọc. Tùy thuộc vào tính chất lý hóa; nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch để lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

  • Phương pháp hóa học và hóa lý

Trung hòa: Nước thải có chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa về pH khoảng 6.5 đến 8.5 trước khi thải vào nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp theo. Có thể dùng: NaOH, KOH,..để trung hòa nước thải. Tùy thuộc vào thể tích, nồng độ nước thải, chi phí để áp dụng phương pháp này.

Keo tụ: Sử dụng chất keo tụ sẽ giảm liều lượng chất keo tụ; giảm thời gian keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất hỗ trợ keo tụ có nguồn gốc tự nhiên thường dùng như tinh bột, ete..

3.    Phương pháp sinh học

Dựa trên cơ sở hoạt động của các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm. Chia làm 2 loại:

Phương pháp xử lý kỵ khí: Sử dụng các nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.

Phương pháp xử lý hiếu khí: sử dụng vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.

Sử dụng sản phẩm vi sinh vừa bảo vệ môi trường vừa mang lại hiệu quả trong xử lý nước thải. Hiện nay sản phẩm được nhiều nhà máy áp dụng là Vi sinh BCP11 – Bionetix. Sản phẩm được nghiên cứu bởi các chuyên gia và sản xuất tại Canada.Tùy vào mục đích sử dụng mà nhà máy sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp. Để giảm nồng độ COA, BOD thì nhà máy nên dùng vi sinh BCP11 của hãng Bionetix. Điều đặc biệt là với hàm lượng vi sinh cao 5×10^9 CFU/gram sản phẩm.

Lợi ích vi sinh:

  • Giảm COD, BOD, TSS và hàm lượng chất rắn lơ lửng;
  • Cải thiện hiệu suất và duy trì sự ổn định của hệ thống xử lý nước thải;
  • Đẩy mạnh quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ, chất hữu cơ chậm phân hủy;
  • Giảm chết vi sinh do sốc tải, giúp vi sinh hồi phục nhanh sự cố của hệ thống xử lý nước thải;
  • Cải thiện quá trình lắng của bể lắng, đồng thời giảm thể tích bùn sau xử lý;
  • Giảm thiểu và kiểm soát mùi hôi của hệ thống xử lý.

Cách sử dụng:

  • Nuôi cấy mới: 2 – 5 ppm                                                            
  • Nuôi cấy bổ sung: 0.5 – 1 ppm

Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm; qui mô của hệ thống xử lý nước thải mà sử dụng liều lượng phù hợp.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 – hang.tu@namhungphu.com

Một số hình ảnh phun khử mùi tại nhà máy giấy Bình Dương

Hiện tại Nam Hưng Phú đang cung cấp các sản phẩm khử mùi hôi cho Nhà máy sản xuất Giấy tại Bình Dương, cụ thể:

Phun khử mùi bề mặt Biostreme9442F/111F tại bể điều hoà của Hệ thống XLNT
Chế phẩm khử mùi hội bề mặt BIOSTREME 9442F
Chế phẩm khử mùi hôi bề mặt BIOSTREME 111F
  • Chế phẩm khử mùi không khí: AirSolution 9312/9314
Chế phẩmn khử mùi không khí AirSolution9312/9314 được phun ở bể chứa
Phun khử mùi không khí AirSolution9312/9314 tại khu vực xung quanh Trạm XLNT
Chế phẩm khử mùi không khí AirSolution9312
Chế phẩm khử mùi không khí AirSolution9314

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949.906.079 – hang.tu@namhungphu.com

Cách xử lý mùi hôi trong nhà xưởng – AirSolution9314

Nguyên nhân xuất hiện mùi trong nhà kho, xưởng?

  • Nhiều nhà kho, xưởng hiện nay đang phải đối mặt với vấn nạn mùi, tuy chỉ là một thứ vô hình nhưng nó có ảnh hướng rất lớn đến việc sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống của con người.
  • Kho đông lạnh chứa rau quả thực phẩm, đồ hải sản, thành phẩm sau khi sản xuất nhưng chưa xuất xưởng, hoặc các đồ đạc dễ bay mùi khác để lâu ngày trong nhà kho sẽ tích tụ mùi rất khó chịu.
  • Việc chứa nhiều đồ đạc, sản phẩm cùng một lúc khiến cho nhà kho có một hỗn hợp mùi rất khó chịu, mùi này không những ảnh hưởng tới những người quản lý kho mà còn ảnh hưởng tới chất lượng của những thành phẩm chứa trong kho.
  • Xưởng làm việc tại các khu công nghiệp hàng ngày xảy ra rất nhiều hoạt động kể cả của máy móc và kể cả con người nên cũng không thể tránh khỏi những mùi hôi như mùi hôi của dầu mỡ tra cho máy móc, mùi người, mùi khói bụi, mùi sản phẩm,…
  • Tất cả những mùi trong nhà kho, nhà xưởng nếu không xử lý triệt để thì sẽ khiến những người làm việc tại kho xưởng cảm thấy rất khó chịu, làm hiệu không hiệu quả, không tập trung…

Bạn đừng lo, đã có Sản phẩm khử mùi không khí AirSolution 9314. Với hơn 30 năm phát triển về công nghệ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng khử mùi của sản phẩm và sự thân thiện với môi trường. Dòng sản phẩm AIRSOLUTION đã được kiểm nghiệm về độ an toàn cho người sử dụng nên hoàn không hề có tác hại xấu đến sức khỏe.

Sản phẩm khử mùi Airsolution9314

Chế phẩm khử mùi AirSoluton 9314  là sản phẩm ức chế mùi đối với các mùi liên quan đến phân hủy chất thải hữu cơ hỗn hợp, mục tiêu ức chế mùi của sản phẩm là mercaptan, amine và sulfua bao gồm dimethyl sulphide & dimethyl disulfide kết quả từ sự phân hủy chất thải màu xanh lá cây, chất béo và protein. Áp dụng cho các ứng dụng lớn bao gồm cả trạm trung chuyển, bãi rác và các hoạt động ủ phân compost.

Chất khử mùi hôi khí thải AirSoluton 9314  hoạt động thông qua quá trình kháng cự mùi để giảm thiểu mùi khó chịu. Các hợp chất khử mùi làm một loạt các sự hấp thụ và thông qua quá trình phân hủy chuyển đổi phân tử mùi trở thành các hợp chất không dễ bay hơi, giảm cả nồng độ và cường độ mùi của chúng. AirSoluton 9314  được tối ưu hóa để loại bỏ các mùi được tạo ra bởi việc phân hủy các hợp chất trong các khu vực mở. 

Phun khử mùi không khí khu vực chứa bùn

AirSoluton 9314  thì không độc hại, không bị ăn mòn trong tự nhiên, làm cho nó lý tưởng cho một loạt các ứng dụng, nó thì an toàn để xử lý, phun sương hoặc phun xịt trong khu vực nơi có các hoạt động của con người.

Loại mùi xử lý

  • Hydrogen sulfide
  • Mercaptan
  • Giảm hợp chất lưu huỳnh
  • Mùi axit hữu cơ
  • Chất phân huỷ

Đóng gói: 20 lít/thùng

Xuất xứ: ECOLO – CANADA

———————————————————————————————————————

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0949906079 – hang.tu@namhungphu.com

Bacillus Subtilis – Vi khuẩn đặc trưng trong men xử lý nước thải

GIỚI THIỆU CHUNG

Bacillus subtilis được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1835 do Christion Erenberg và tên của loài vi khuẩn này lúc bấy giờ là “Vibrio subtilis”. Gần 30 năm sau, Casimir Davaine đặt tên cho loài vi khuẩn này là “Bacteridium”. Năm 1872, Ferdimand Cohn xác định thấy loài trực khuẩn này có đầu vuông và đặt tên là Bacillus subtilis.

Hình 1. Vi sinh Bacillus subtilis

Ngày nay, Bacillus subtilis đã và đang được nghiên cứu rộng rãi với nhiều tiềm năng và ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, công nghiệp, xử lý môi trường…

PHÂN LOẠI


Theo phân loại của Bergey (1974), Bacillus subtilis thuộc:

  • Giới (Kingdom): Bacteria
  • Ngành (Division): Firmicutes
  • Lớp (Class): Bacilli
  • Bộ (Order): Bacillales
  • Họ (Family): Bacillaceae
  • Giống (Genus): Bacillus
  • Loài (Species): Bacillus subtilis

ĐẶC ĐIỂM NUÔI CẤY

  • Vi khuẩn Bacillus subtilis phát triển trong điều kiện hiếu khí, tuy nhiên vẫn phát triển được trong môi trường thiếu oxy. Nhiệt độ tối ưu là 37oC, pH thích hợp khoảng 7,0 – 7,4.
  • Vi khuẩn Bacillus subtilis phát triển hầu hết trên các môi trường dinh dưỡng cơ bản:
  • Trên môi trường thạch đĩa Trypticase Soy Agar (TSA): khuẩn lạc dạng tròn, rìa răng cưa không đều, màu vàng xám, đường kính 3 – 5 mm, sau 1 – 4 ngày bề mặt nhăn nheo, màu hơi nâu.
  • Trên môi trường canh Trypticase Soy Broth (TSB): vi khuẩn phát triển làm đục môi trường, tạo màng nhăn, lắng cặn, kết lại như vẩn mây ở đáy, khó tan khi lắc đều.
  • Trên môi trường giá đậu – peptone: khuẩn lạc dạng tròn lồi, nhẵn bóng, đôi khi lan rộng, rìa răng cưa không đều, đường kính 3 – 4cm sau 72 giờ nuôi cấy.
    • Nhờ khả năng tạo bào tử mà vi khuẩn có thể tồn tại được trong các điều kiện bất lợi (dinh dưỡng trong môi trường cạn kiệt, môi trường tích lũy các sản phẩm trao đổi chất có hại và nhiệt độ cao…).
    • Vi khuẩn Bacillus subtilis thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi. Chúng phân bố hầu hết trong môi trường tự nhiên, phần lớn cư trú trong đất và rơm rạ, cỏ khô nên được gọi là “trực khuẩn cỏ khô”, thông thường đất trồng trọt có khoảng 106 – 107 triệu CFU/g. Đất nghèo dinh dưỡng ở vùng sa mạc, đất hoang thì sự hiện diện của chúng rất hiếm. 

BACILLUS SUBTILIS CÓ KHẢ NĂNG TỔNG HỢP ENZYME

Nhu cầu dinh dưỡng: chủ yếu cần các nguyên tố C, H, O, N và một số nguyên tố vi lượng khác. Vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường cung cấp đủ nguồn carbon (như glucose) và nitơ (như peptone).

Bacillus subtilis có khả năng dùng các hợp chất vô cơ làm nguồn carbon trong khi một số loài khác như Bacillus sphaericus, Bacillus cereus cần các hợp chất hữu cơ là vitamin và amino acid cho sự sinh trưởng.

Bacillus subtilis  có khả năng làm ổn định pH, trung hoà độc tố, cung cấp ngay một số men cần thiết để có thể giúp cho quá trình hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Bacillus subtilis tiêu thụ chất hữu cơ dư thừa, làm giảm lượng amoni, sunphit và nitrit trong nuớc, nâng cao chất lượng nước, làm giảm hàm lượng chất hữu cơ và làm giảm các khí độc trong nước.

Trong chế phẩm, Bacillus subtilis ở dạng chưa hoạt động nên tiến hành kích thích chuyển Bacillus subtilis sang trạng thái hoạt động trước khi sử dụng.

Men vi sinh BIONETIX từ Canada mà Nam Hưng Phú đang phân phối chứa chủng Bacillus subtilis

Từ năm 1996, Bionetix đã cung cấp các sản phẩm sinh học tự nhiên cho các ngành dầu mỏ, thực phẩm, nông nghiệp, và các ngành công nghiệp như: dệt nhuộm, thuỷ sản, tinh bột mì, dược phẩm, cao su, thuộc da, nước thải có độ mặn, nước thải bia, rượu, chủng xử lý nitơ,….để làm suy giảm các chất ô nhiễm trong các hệ thống xử lý nước thải.

Hình 2. Vi sinh Bionetix – Canada

Hình 3. Vi sinh BCP655 – Chuyên xử lý Amoni trong nước thải

Nam Hưng Phú dựa vào quá trình sinh hóa thông qua việc áp dụng các sản phẩm sinh học bao gồm các vi sinh vật, enzyme và chất dinh dưỡng. Điều đặc biệt là với hàm lượng vi sinh cao 5×10^9 CFU/gram sản phẩm, các chủng vi sinh được chọn lọc ứng với mỗi tính chất nước thải, Bionetix luôn xử lý tối ưu các chất thải khó xử lý và đạt hiệu quả ngoài mong đợi.