Ứng dụng của Cỏ Vetiver trong việc xử lý nước thải

Vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các vấn đề thiên tai luôn được quan tâm hàng đầu trong xã hội hiện nay. Các biện pháp được đưa ra khá nhiều, tuy nhiên còn nhiều mặt hạn chế nhất là vấn đề chi phí, tính khả thi của dự án. Mới đây các nhà khoa học các nước đã chỉ ra rằng loại cỏ Vetiver có khả năng làm được điều đó, chi phí để triển khai lại khá thấp nên ứng dụng khá tốt. Vậy loại cỏ Vetiver như thế nào và nó có đặc điểm gì mà có khả năng xử lý nước, cùng đọc bài viết này để tìm hiểu kỹ hơn.

  1. NGUỒN GỐC CỎ VETIVER?
  • Cỏ vetiver có tên khoa học là Vetiveria Zizanioides L. Cỏ vetiver thuộc loại cỏ sống lâu năm, có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện nay đã được gieo trồng ở khắp nơi trong khu vực nhiệt đới, ở nhiều quốc gia như Haiti, Java, Reunion,… và châu Phi nhiệt đới, châu Úc, Trung và Nam Mỹ.
  • Cỏ vetiveria được chia làm 11 loài, trong đó có duy nhất 2 loài được sử dụng trong hệ thống cỏ vetiveria là V. zizanioides (trồng ở vùng nhiệt đới) và V. nemoralis (trồng ở vùng Đông Nam Á).
  • Cỏ vetiver được ghi nhận tại một quyển sách của Việt Nam vào năm 1992 với nhan đề là “Tên cây rừng Việt Nam”. Ở nước ta, cỏ vetiver còn được gọi là cỏ hương bài, cỏ hương lau. Thái Bình, Nghệ An là hai tỉnh ở nước ta trồng cỏ này nhiều nhất.

Cỏ Vetiver đang trồng ở Việt Nam có nguồn gốc từ Philipin hoặc Thái Lan thuộc dòng Nam Ấn, không ra hoa kết hạt. Loài cỏ này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như chống sạt lở, giảm thiệt hại từ thiên tai, bảo vệ đất,… đặc biệt chúng có khả năng thanh lọc nước thải ô nhiễm để bảo vệ môi trường.

2. ĐẶC TÍNH CỦA CỎ VETIVER

Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ – Ông Nguyễn Văn Cường cũng cho biết ưu điểm của loại cỏ này, cỏ Vetiver có bộ rễ xuyên sâu trở thành màng lọc tự nhiên khiến cho khu vực trong đảo trở nên gần giống đất liền hơn. Nhiều nước trên thế giới đã dùng cỏ Vetiver để chống sạt lở, ngăn mặn. Như vậy loại cỏ này có khả năng sẽ được ứng dụng rộng rãi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu các vấn đề thiên tai, tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

  • Cũng giống như cỏ sả, cỏ vetiver mọc theo cụm, có thân thẳng đứng, cứng, khóm dày đặc xếp vào nhau chắc chắn. Chiều cao có thể lên tới 3m nên có khả năng chịu được ngập lụt với mực nước từ khoảng 1m đến 1,5m.
  • Khác với các loại cỏ thông thường cỏ vetiver có khả năng thích nghi cao kể cả thời tiết khắc nghiệt đã tạo nên độ cứng, nhẵn của lá cỏ. Chiều dài lá của cỏ vetiver từ 30- 90cm, chiều rộng 4,5- 10mm.
  • Với đặc tính nổi trội của bộ rễ như xốp, dày đặc, mọc nhanh và bám chặt, ăn sâu xuống đất từ 2- 4m, do đó có thể ngăn cản sự xói mòn và giữ cho cỏ sống được qua mùa khô hanh, hạn hán. Bộ rễ được xem là phần quan trọng nhất cấu tạo nên cỏ vetiver.
  • Cỏ vetiver có thân rễ đan chéo nhau và không phải dạng bò lan trên mặt đất mà tạo thành một hàng hàng rào chạy dài trên đất nếu được trồng gần nhau, có tác dụng hiệu quả trong việc chắn phù sa và tránh ngập lụt.
  • Cỏ vetiver thích hợp ở biên nhiệt độ trung bình từ 18- 25 độ C. Đặc biệt với đặc tính chịu nóng, chịu lạnh, chịu úng tốt nên cỏ có khả năng thích nghi cao trong mọi môi trường sống.

3. TÁC DỤNG CỦA CỎ VETIVER ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Thanh lọc nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm chất hữu cơ. 

100 khóm cỏ Vetiver trên diện tích 50m2 có công năng phân hủy hết tạp chất hữu cơ từ khu vệ sinh công viên. Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy loài cỏ này có khả năng xử lý 1,4 triệu lít nước thải chế biến thực phẩm/ngày và 1,5 triệu lít nước thải tại các lò giết mổ sản xuất thịt bò/ngày.

Xử lý nước rỉ rác từ chất thải trong bãi rác

Nước rỉ từ những bãi rác thường mang nhiều hữu cơ cũng như kim loại nặng rất cao… Tuy nhiên, người ta đã tìm ra hướng giải quyết bằng cách trồng cỏ Vetiver xung quanh những bãi rác vì chúng có khả năng hấp thụ được nước rỉ rác. Nhờ thế mà nguồn nước ô nhiễm giảm đáng kể.

Xử lý nước thải chăn nuôi

Ngành chăn nuôi ngày càng có sự phát triển vượt bậc vì nhu cầu lượng thực của cả thế giới không ngừng tăng lên. Các trang trại chăn nuôi thường gây ra nhiều vấn đề xấu đối với môi trường và đe dọa đến sức khỏe của những khu dân cư chung quanh.

Do đó người ta thường sử dụng cỏ Vetiver tại những vùng đất ngập nước. Vai trò chính của cỏ Vetiver trong trường hợp này là phân hủy chất hữu cơ và giúp cải thiện được chất lượng môi trường.

Xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng

Một khả năng khác của cỏ Vetiver chính là khả năng hấp thụ kim loại nặng cùng những chất dinh dưỡng. Tuy hấp thụ 1 hàm lượng cao các chất này nhưng chúng vẫn có khả năng sinh sống rất tốt. 

4. ƯU ĐIỂM NỔI TRỘI CỦA CỎ VETIVER

  • Giúp giữ nước trong đất, chống hạn.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư.
  • Cỏ Vetiver còn được dùng như nguyên liệu thủ công, thức ăn cho gia súc, lợp nhà, chất đốt, làm phân hữu cơ,…
  • Cung cấp dinh dưỡng cho đất
  • Cỏ Vetiver có thể xử lý nhiều nguồn nước thải khác nhau như xử lý nước thải thủy sản, nước thải cho nhà máy sản xuất,…
  • Cỏ Vetiver có thể hấp thụ lượng lớn Nito và Photpho.
  • Cỏ Vetiver có thể giải độc nguồn nước có nồng độ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cao.
  • Cỏ Vetiver có thể hấp thụ một lượng lớn kim loại nặng.
  • Cỏ Vetiver đóng vai trò như một công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có triển vọng lớn, có thể thích nghi nhiều môi trường. Chúng đã được ứng dụng trên 100 quốc gia khác nhau bao gồm cả Việt Nam.