Làm sao để xử lý mùi hôi nước thải hiệu quả, an toàn và tiết kiệm

Khi nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt và lượng nước thải, nước ô nhiễm ngày càng tăng thì việc áp dụng các phương pháp xử lý nước ngày càng được quan tâm. Cũng vì lý do đó, các nhà máy xử lý nước thải được xây dựng với số lượng lớn, đáp ứng tối đa nhu cầu của con người. Tuy nhiên, một vấn đề mới phát sinh và tồn tại trong các nhà máy này đó là sự xuất hiện mùi hôi của hệ thống xử lý nước thải.

Trạm Xử lý nước thải – Nhà máy sản xuất nội thất

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện mùi của hệ thống xử lý nước thải

Trong quá trình xử lý bùn, các hợp chất có mùi khác nhau có thể được hình thành do sự phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, phụ thuộc nhiều vào loại nước thải được xử lý (công nghiệp hay thương mại), hoặc hệ thống xử lý nước thải. Trong đó, những chất thường gặp hơn cả là Methanethiol (CH4S), Skatoles (C9H9N), axit vô cơ, andehit, xeton, hợp chất hữu cơ bay hơi VOCs và các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử nitơ hoặc lưu huỳnh. Các hợp chất này có thể bắt nguồn từ sự phân hủy kỵ khí của các hợp chất có trọng lượng phân tử lớn, đặc biệt là protein. Đây được coi là một trong những nguyên nhân gây ra mùi hôi ở đầu ra của đường cống và trong các nhà máy xử lý nước thải nói chung.

Khu vực ép bùn thải của Trạm xử lý nước thải

Trong số các hợp chất vô cơ, amoniac và hydro sunfua (H2S) được coi là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi của nước thải sinh hoạt. H2S có mùi trứng thối, bất kỳ sự bay hơi hoặc rò rỉ nào trong quá trình này có thể dẫn đến các tình trạng rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến bầu không khí xung quanh.

Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và đưa ra những chỉ số nhất định về việc phát hiện mùi của hệ thống xử lý nước thải. Sau đây là một số thông số để biểu thị nồng độ của mùi:

  • Ngưỡng cảm nhận (ATC: Absolute Threshold Concentration), được định nghĩa là nồng độ tối thiểu có thể được phát hiện mùi bằng khứu giác. Trong một số trường hợp, giá trị trung bình hình học của các phép đo của các cấu tử đơn lẻ được sử dụng.
  • Ngưỡng mùi (TON), hoặc số lượng độ pha loãng cần thiết để giảm nồng độ của mẫu đến ATC.
  • Nồng độ phơi sáng tối đa (TLV: Giá trị giới hạn ngưỡng): Nồng độ tối đa mà mọi người có thể tiếp xúc trong khoảng thời gian 8 giờ một ngày, 5 ngày một tuần và 50 tuần một năm (trung bình có trọng số trên 8 giờ), trong thời gian làm việc là 40 năm.
  • Nồng độ tối đa cho phép (MAC: Maximum Allowable Concentration): Nồng độ tối đa không bao giờ được vượt quá.

Dưới đây là bảng thống kê các chỉ số kể trên với những hợp chất hoá học được tìm thấy trong luồng không khí tồn tại rong các nhà máy xử lý nước thải.

Hợp chấtATC (ppm)TLV (ppm)MAC (ppm)Mùi đặc trưng
Hydrogen Sulfide0,000471050 (Mỹ)Trứng thối
Amoniac46.82537.5 (Anh)Hăng
Methyl Mercaptan0,002110 Bắp cải thối
Carbon Dusulfide0.21  Ngọt/ Hăng
Biphenyl Sulfide0,0047  Cao su
Chất sulfua không mùi0.001  Rau thối rữa

Sưu tầm

Giải pháp xử lý mùi của hệ thống xử lý nước thải

Để xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện,…. Bước đầu tiên là xác định nguồn gốc. Khi đã xác định được nguồn gốc của mùi hôi, có nhiều giải pháp khác nhau có thể được áp dụng để kiểm soát mùi hôi. Một số giải pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay đó là sử dụng SẢN PHẨM XỬ LÝ MÙI HÔI:

Sử dụng BioStreme9442F – xử lý mùi hôi bề mặt nước thải trong bể chứa
Sử dụng AirSolution9314 Xử lý mùi hôi không khí xung quanh trạm xử lý nước thải

Các sản phẩm này sử dụng dễ dàng và hiệu quả nhanh chóng. Đặc biệt không chứa gốc vi sinh vật nên sẽ không gây ảnh hưởng đến người sử dụng và vi sinh vật trong các bể xử lý nước thải. Ngoài ra sản phẩm có hương thơm dịu nhẹ.

Sản phẩm được sản xuất bởi Hãng ECOLO Odor Control Technologies Inc (Canada) – Hãng khử mùi nổi tiếng trên thế giới. Và được Công ty Nam Hưng Phú nhập khẩu trực tiếp và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam.

Tham khảo sản khẩm: BIOSTREME9442F và AIRSOLUTION9314

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0949.906.079 để được tư vấn và giải đáp.

Bình luận về bài viết này